Dòng Điện Một Chiều Và Dòng Điện Xoay Chiều【Direct Current and Alternating Current】

Trong quá trình nghiên cứu về điện, bạn sẽ làm việc với cả dòng điện một chiều (DC) và dòng điện xoay chiều (AC). Trong những bài học trước đó, bạn đã học rằng trong các mạch DC, dòng điện luôn chảy theo một hướng – một hướng cố định. Trong các mạch AC, hướng của dòng điện sẽ chảy đảo ngược (thay đổi hướng) theo chu kỳ. Tại một thời điểm nó sẽ chảy theo một hướng; ngay thời điểm tiếp theo, nó sẽ chảy theo hướng ngược lại.

Chú Thích

  • (Direct current and alternating current): Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều
  • (In DC circuits the direction of current flow is constant): Trong các mạch điện nguồn một chiều (DC), dòng điện luôn chảy theo một hướng, không đổi
  • (DC power source): Nguồn điện một chiều
  • (At given time): Tại một thời điểm nhất định
  • (At later time): Vào thời gian sau (lúc sau)
  • (Always flows in the same one direction): Luôn luôn chảy theo cùng một hướng
  • (In AC circuits the direction of current flow reverses periodically): Trong mạch điện nguồn xoay chiều, hướng dòng điện thay đổi theo chu kỳ
  • (AC power source): nguồn điện xoay chiều
  • (Flows in one direction in one instant and in next instant. In the other direction): Dòng điện chảy theo một hướng tại một thời điểm, và sau đó chảy theo hướng khác ở thời điểm tiếp theo.

Trong các bài học trước, bạn cũng đã từng tìm hiểu về các mạch điện chỉ chứa điện trở, bao gồm tính chất, cách thức hoạt động và vai trò của chúng. Điều này được thực hiện thông qua việc áp dụng Định luật Ohm và các Định luật Kirchhoff để phân tích và hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa dòng điện, điện áp và điện trở.

Chú Thích

  • (The function of electric circuits AC or DC is understood by the application ohm’s and kirchoff’s laws): Chức năng của mạch điện AC hoặc DC Được hiểu thông qua việc áp dụng Định luật Ohm và Định luật Kirchhoff
  • (Circuit): mạch điện
  • (Factor): yếu tố
  • (Continuous): Liên tục không đổi
  • (Periodic): theo chu kỳ (định kì)

Trong các phần bài học tiếp theo, bạn sẽ tìm hiểu về bản chất, hành vi và chức năng của các mạch điện xoay chiều (AC). Kiến thức hiện tại của bạn về điện áp, dòng điện và điện trở trong các mạch điện một chiều (DC) bây giờ có thể được áp dụng để giúp bạn hiểu về cách hoạt động và điều khiển của các mạch điện xoay chiều (AC). Bên cạnh việc tìm hiểu về điện trở trong các mạch AC, bạn sẽ tìm hiểu về cuộn cảm và tụ điện, các thành phần mạch bổ sung giúp kiểm soát dòng điện trong cả mạch DC và AC.

Ba Thành Phần Yếu Tố Cơ Bản Trong Mạch – Điện Trở, Cuộn cảm, và Điện Dung【The Three Circuit Elements- Resistance/Inductance/Capacitance】

Tất cả các mạch điện tử đều được cấu thành từ các linh kiện mạch bao gồm điện trở, cuộn cảm và tụ điện. Khi bạn hiểu được cách thức hoạt động của điện trở (R), cuộn cảm (L) và tụ điện (C) trong cả mạch điện một chiều (DC) và mạch điện xoay chiều (AC), bạn sẽ sẵn sàng tìm hiểu về cách sử dụng ba linh kiện này để điều khiển và chi phối dòng điện trong các mạch điện tử.

Chú Thích

  • (Circuit element): Linh kiện mạch điện (Phần tử mạch, Thành phần mạch)
  • (Resistance, resistor): Điện trở (R)
  • (Inductance, inductor, coil): Cuộn cảm (L)
  • (Capacitance, capacitor): Tụ điện (C)
  • (Element property): Thuộc tính, tính chất của Linh kiện Mạch điện
  • (Keeps voltage proportional to when the voltage changes, the current changes in proportion): Duy trì giữ điện áp tỷ lệ với dòng điện, Khi điện áp thay đổi, dòng điện cũng thay đổi theo tỷ lệ tương ứng.
  • (Keeps constant when the current wants to change, the energy stored in the magnetic field opposes it): Duy trì dòng điện không đổi. Khi dòng điện muốn thay đổi, năng lượng được lưu trữ trong từ trường sẽ chống lại nó.
  • (Keeps voltage constant when the voltage wants to change, the charge stored on the capacitor plates opposes it): Duy trì điện áp không đổi. Khi điện áp muốn thay đổi, điện tích được lưu trữ trên bản tụ điện sẽ chống lại nó.

R, L, và C được gọi là các linh kiện thụ động (passive) của mạch điện bởi vì hành vi hoạt động của chúng không phụ thuộc vào hướng của dòng điện. Ngược lại, các linh kiện bán dẫn như điốt (diode) và tranzito (transistor), mà bạn sẽ học sau này, được gọi là linh kiện chủ động (active) vì hành vi hoạt động của chúng phụ thuộc vào hướng của dòng điện.

Cấu Hình Bố Trí Mạch Điện Cơ Bản【Basic Electric Circuit Configurations】

Chú Thích

  • (Basic electric circuit configuration): Cấu Hình Các kiểu mạch điện cơ bản
  • (RL circuit contain resistors and inductors): Mạch RL, mạch điện chứa điện trở và cuộn cảm
  • (RC circuit contain resistors and capasistors): Mạch RC, mạch điện chứa điện trở và  tụ điện
  • (LC circuit contain inductors and capasistors): Mạch LC, Mạch điện chứa cuộn cảm và tụ điện
  • (RLC circuit contain resistors and inductors and capasistors): Mạch RLC, mạch điện chứa điện trở, cuộn cảm và tụ điện
  • (These basic elements – R/L/C – can be combined as): Các linh kiện cơ bản (R, L, C) có thể được kết hợp như sau:
  • (Series circuits): mạch nối tiếp
  • (Parrallel circuits): mạch song song
  • (Series-parallel circuits): mạch nối tiếp-song song
  • (LC series || with R): Mạch LC nối tiếp, song song với điện trở R
  • (LC || in series with R): Mạch LC song song, nối tiếp với điện trở R
  • (RC in || with RL): Mạch RC song song với RL