Nếu chưa có điều kiện sắm lò nướng thì bạn có thể tận dụng nồi cơm điện để làm bánh gato nhé.

Nồi cơm điện có thể được dùng để nướng bánh

Mình đã luôn nghĩ rằng: để nướng bánh thì cần phải có lò. Vì vấn đề không phải là “nướng được” mà là “nướng được bánh ngon”. Những dụng cụ như lò vi sóng, nồi thủy tinh, nồi nướng… mặc dù đúng là có thể nướng được, nhưng thường bánh ra lò sẽ có khuyết điểm nào đó, hoặc thậm chí là hỏng hoàn toàn. Nên câu trả lời từ trước đến giờ của mình với các bạn thường đều là: “chỉ nướng bánh được bằng lò nướng thôi nhé!”.

Ưu nhước điểm khi dùng nồi cơm điện để nướng bánh.

Nhưng mà, từ sau khi tự “trồng” bánh trong nồi cơm điện thì suy nghĩ của mình có thay đổi kha khá
Công bằng mà nói thì nồi cơm điện đương nhiên không thể so với lò trong khoản bánh trái với một số lí do như:

  • Lò có thể nướng được mọi loại bánh, nồi cơm chỉ nướng được một số rất ít loại, đa phần là ga-tô.
  • Bánh nướng trong lò thường tơi xốp hơn so với bánh làm từ nồi cơm điện.
  • Bánh nướng trong lò thường thơm và ít bị mùi tanh của trứng hay mùi khai của bột nở hơn bánh làm từ nồi cơm điện.


Nhưng nướng bánh bằng nồi cơm điện cũng có một số ưu điểm. Nhất là nếu lò nướng có vấn đề về nhiệt độ và hay làm bánh bị xẹp, lõm, thì nướng bằng nồi cơm rất nhàn. Vì chỉ cần chọn được công thức tốt, là sẽ có bánh ăn, khả năng bánh xẹp thấp. Bánh làm với nồi cũng thường ẩm hơn, ít có nguy cơ bị khô nếu lỡ nướng quá lâu như lò.


Ngoài ra, so với lò vi sóng hay nồi nướng thì làm bánh với nồi cơm điện có khả năng thành công cao hơn cả. Do nhiệt độ của nồi cơm điện khó có thể lên quá cao như nồi nướng hay lò vi sóng, nhiệt tỏa bên trong cũng đều hơn, làm cho nhiệt trên mặt và nhiệt dưới đáy bánh không chênh nhau quá nhiều nên bánh chín đều hơn. Vì vậy, nếu chưa có điều kiện sắm lò nướng thì mình nghĩ tận dụng nồi cơm điện để làm bánh cũng là phương án không tệ.

***Tham khảo dịch vu sửa nồi cơm điện chuyên nghiệp tại TPHCM

Các loại bành có thể nướng bằng nồi cơm điện

Không phải bánh nào cũng có thể nướng trong nồi cơm điện. Nhìn chung, những cốt bánh có tỉ lệ bột so với chất lỏng cao (nhiều bột và ít chất lỏng) sẽ hợp để nướng trong nồi cơm điện hơn. Vì đây là bài viết đầu tiên về làm bánh với nồi cơm điện, nên mình chọn Gateau cơ bản (Sponge cake) để giới thiệu. Lý do không chỉ vì đây là loại bánh dễ thành công với nồi cơm, mà nó còn là loại bánh khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu cầu kì. Cách làm cũng không quá phức tạp. Trong các bài viết tiếp theo, mình sẽ giới thiệu dần một số loại bánh khác với độ khó tăng dần, để các bạn có thêm lựa chọn nhé.

Các loại bành có thể làm bằng nồi cơm điện:

  • Tres leche cake
  • Ga-tô cake
  • Bông Lan cake

Tres leche cake với cốt bánh làm từ nồi cơm điện



Ga-tô cơ bản – theo công thức truyền thống nhất – chỉ yêu cầu 3 nguyên liệu: Bột mì, đường và trứng. Câu hỏi đầu tiên mà các bạn có thể thắc mắc là: “Không có bột nở thì bánh có nở được không?”. Câu trả lời là: “Có!”. Bởi vì trứng là một thứ nguyên liệu kì diệu. Điều kì diệu đấy là ở chỗ khi các bạn đánh liên tục với phới lồng, trứng sẽ không còn ở dạng loãng nữa mà từ từ bông và phồng lên. Trong trứng đánh bông này có chứa rất nhiều bọt khí nhỏ li ti. Và khi gặp nhiệt nóng, không khí bên trong các lỗ khí này sẽ giãn nở, dẫn đến sự kì diệu tiếp theo là bánh chẳng có tí nào bột nở mà vẫn phồng to ngon lành 

***Tìm hiểu: Nơi sửa ấm siêu tốc có uy tín có bảo hành tại TPHCM

Hướng dẫn cách nướng bánh bằng nồi cơm điện

Như vậy, nếu muốn bánh nở được, chúng ta cần có nhiều bọt khí bên trong bạt bánh. Và để đảm bảo có đủ số bọt khí này thì khi làm bánh có

2 điều quan trọng trong việc nướng bánh

Dưới đây là 2 điều sau đây mà các bạn cần chú ý::

  1. Đánh bông trứng đạt: để không những có nhiều bọt khí mà các bọt khí này còn ổn định và đều nhau. Bọt khí ổn định sẽ ít bị vỡ khi trộn với bột. Bọt khí đều nhau sẽ giúp cho thớ bánh mịn màng hơn.
  2. Trộn bột với trứng đúng cách: Do các bọt khí rất mỏng manh và dễ vỡ, nên nếu trộn sai cách, bạn hoàn toàn có thể làm vỡ những bọt khí này. Kết quả là vì thiếu bọt khí nên bánh sẽ nở kém hoặc không nở được.

Để đạt được hai điều này cũng không phải là quá khó. Chỉ cần các bạn đọc kĩ các hướng dẫn trong phần công thức dưới đây, và cố gắng làm theo nó, mình tin là các bạn sẽ có một chiếc bánh thành công với nồi cơm điện

Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm.

Dụng cụ: Nồi cơm điện, giấy nướng bánh (hoặc giấy trắng tinh), cân, rây bột, phới lồng, phới trộn dẹt (spatula), máy đánh trứng.
Nguyên liệu

  • 3 trứng gà (60gr/ quả – cả vỏ)
  • 80 gram đường – rây mịn
  • 90 gram bột mì đa dụng – rây mịn

Lưu ý trọng lượng của trứng gà, nếu dùng trứng nhỏ thì cần thêm trứng để đủ 150 – 160 gram trứng (3 quả, không tính vỏ).


Cách làm chi tiết từng bước một

Bước 1: Chuẩn bị nồi cơm điện. Nếu nồi không chống dính, có thể dùng bơ quét một lớp mỏng lên đáy và thành trong của nồi. Rắc một lớp bột mỏng lên bơ rồi úp nồi, gõ nhẹ để bột thừa rơi ra ngoài. Cách này sẽ giúp chống dính cho nồi.Nên lót 1 – 2 lớp giấy nướng bánh (giấy nến) hoặc giấy trắng (như giấy A4) xuống đáy nồi, khi bánh chín lấy

Bước 2: Chuẩn bị 1 nồi nhỏ có đựng chút nước và 1 âu đánh trứng. Yêu cầu: Miệng nồi nhỏ hơn miệng âu, đủ để có thể đặt âu lên miệng nồi và đáy âu không chạm nước. Đun sôi nước trong nồi. Trong khi đợi nước sôi thì đập trứng và rây đường vào âu.



Bước 3: Khi nước trong nồi sôi, hạ lửa đủ để nước sôi lăn tăn. Đặt âu lên miệng nồi, dùng phới lồng quấy đều và liên tục. Âu sẽ từ từ ấm dần giúp cho trứng bên trong ấm nóng hơn. Cần phải quấy liên tục để tránh cho trứng bị nóng quá sẽ bị chín (nhất là khi âu làm bằng kim loại và dẫn nhiệt nhanh). Khi trứng đạt khoảng 60 – 70 độ C (sờ tay vào thấy rất nóng) thì bắc âu ra khỏi nồi.
Không nhất thiết phải thực hiện bước này. Tuy nhiên, trứng ấm thường bông tốt hơn rất nhiều, bọt khí cũng ổn định hơn.

Bước 4: Đánh bông trứng và đường: Đặt máy đánh trứng ở tốc độ thấp, từ từ tăng dần lên cao nhất. Trứng sẽ biến đổi như sau
Ban đầu trứng loãng, có bọt khí to

Trứng từ từ đặc dần, thể tích tăng lên, bông hơn, bọt khí nhỏ dần

Bọt khí nhỏ hơn, trứng mịn hơn. Ở bước này, có thể hạ tốc độ máy xuống mức vừa.

Trứng rất bông, màu vàng nhạt. Bọt khí rất nhỏ và mịn, gần như xà phòng giặt hoặc có thể hầu như không thấy bọt khí nữa. Đến đây thì các bạn hạ máy đánh trứng xuống tốc độ chậm. Đánh thêm khoảng 3 – 5 phút tùy theo công suất máy, đến khitrứng rất mịn, hoàn toàn không thấy bọt khí. Trứng đặc, khi nhấc que đánh lên thấy trứng rơi xuống đều và chậm, mất khoảng 10 – 20 giây mới hòa tan hết vào hỗn hợp trứng trong âu.

Xem Thêm: Cách làm khô bò bằng nồi cơm điện siêu ngon

Bài viết được viết bởi Điện Cơ Hữu Thịnh!

SĐT: 0907104459 – 0931802616

Mail: dcht.diencohuuthinh@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/diencohuuthinh

Google Map: https://g.page/diencohuuthinh

Địa Chỉ: 149/14 Nguyễn Duy Cung Phường 12 Quận Gò Vấp TPHCM