Trước hết, bạn đã biết một sự thật quan trọng rằng: khi bạn di chuyển một cuộn dây để nó cắt qua một từ trường, thì dòng điện sẽ chảy. Điều này là cách phổ biến nhất để tạo ra điện cho gia đình, khu công nghiệp và các phương tiện vận tải khác. Bạn cũng đã biết rằng điện cũng có thể tạo ra từ trường (từ tính | magnetism). Trong phần này, bạn sẽ thấy cách mà điều này được thực hiện cụ thể như thế nào.
Trước đây, bạn đã sử dụng nam châm vĩnh cửu (permanent magnets) để tạo ra dòng điện. Bạn đã nhận thấy rằng có thể tạo ra nhiều dòng điện hơn khi tăng số vòng dây, tốc độ chuyển động di chuyển của cuộn dây và cường độ của từ trường (magnetic field). Việc hoàn thành hai yêu cầu đầu tiên trong một máy phát điện thực tế là một vấn đề đơn giản, nhưng rất khó để tăng cường độ (hay độ mạnh, yếu) của một nam châm vĩnh cửu vượt quá những giới hạn nhất định. Để tạo ra lượng điện lớn, cần phải sử dụng từ trường mạnh hơn nhiều. Điều này được thực hiện bằng một nam châm điện (electromagnet). Nam châm điện, hoạt động dựa trên nguyên lý đơn giản là từ trường được tạo ra bằng cách cho dòng điện chạy qua cuộn dây. Như bạn đã biết, nam châm điện khác với nam châm vĩnh cửu, ở chỗ chúng chỉ có từ trường (từ tính | magnetic) khi có dòng điện được cung cấp.
Chú Thích
(Electromagnets increase field strength): Nam châm điện làm tăng sức mạnh (lực) của từ trường
(Permanet magnet): Nam châm vĩnh cửu
(Electromagnet): Nam Châm Điện
Từ Trường Xung Quanh Dây Dẫn【Magnetic Fields around a Conductor】
Trong vật lý, trường điện từ (từ trường của hạt electron | electromagnetic field) là một từ trường được tạo ra bởi dòng điện chạy qua trong một dây dẫn. Mỗi khi có dòng điện chảy qua, một từ trường (trường từ, từ tính | magnetic field) sẽ tồn tại xung quanh dây dẫn và hướng của từ trường này phụ thuộc vào hướng của dòng điện. Hình minh họa cho thấy các dây dẫn mang dòng điện theo các hướng khác nhau. Hướng của từ trường thường đi theo ngược chiều kim đồng hồ khi dòng điện chạy từ trái sang phải. Nếu hướng của dòng điện đảo ngược, thì hướng của từ trường cũng sẽ đảo ngược theo như hình vẽ. Trong hình cắt ngang của từ trường xung quanh dây dẫn, dấu chấm ở giữa vòng tròn, biểu thị cho đầu mũi tên (arrow) chỉ dòng điện chạy ra khỏi tờ giấy hướng về phía bạn; chữ thập (cross) biểu thị cho đuôi mũi tên, biểu thị cho dòng điện chạy vào tờ giấy cách xa bạn.
Chú Thích
(Magnetic field around conductors carrying current): Từ trường xung quanh dây dẫn khi có dòng điện đi qua
Có một mối liên hệ chắc chắn, giữa hướng dòng điện trong dây dẫn và hướng của từ trường xung quanh dây đó. Mối quan hệ này, có thể được minh họa bằng quy tắc bàn tay trái. Quy tắc này cho biết rằng khi bạn cầm một dây dẫn mang dòng điện bằng tay trái và ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chảy, thì các ngón tay khác quấn quanh dây sẽ chỉ theo hướng của các đường từ trường (đường sức từ | magnetic lines of force). Bản vẽ thể hiện cách áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định hướng của từ trường xung quanh dây dẫn.
Chú Thích
(Left-hand rule for a conductor): Quy tắc bàn tay trái cho dây dẫn
Hãy nhớ rằng quy tắc bàn tay trái dựa trên lý thuyết electron của dòng điện (chiều từ âm sang dương) và được sử dụng để xác định hướng của các đường sức (đường lực, đường từ trường | lines of force) trong trường điện từ (electromagnetic field).
Có thể dễ dàng chứng minh thông qua một thí nghiệm rằng: có một từ trường tồn tại xung quanh một dây dẫn mang dòng điện. Bạn chỉ cần nối một sợi dây đồng nặng vào một công tắc và một cục pin khô. Sau đó, uốn cong dây đồng để tự đỡ (theo phương thẳng đứng) và sau đó, đặt luồn nó qua một lỗ trên một tấm nhựa trong suốt, được giữ ở tư thế nằm ngang. Khi bạn đóng công tắc, các mảnh sắt – có khả năng tự sắp xếp theo các đường sức trong từ trường – được rải lên mặt nhựa trong suốt. Miếng nhựa sẽ được gõ nhẹ để các mảnh sắt dễ dàng rơi vào vị trí mong muốn hơn.
Nếu bạn thực hiện thí nghiệm này, bạn sẽ nhìn thấy rằng các mảnh sắt tự sắp xếp thành các vòng tròn đồng tâm, cho thấy rằng các đường sức từ (magnetic lines of force) tạo thành một hình tròn xung quanh dây dẫn. Để chứng minh rằng hình tròn thực sự là do từ trường tạo ra, bạn có thể tắt công tắc và trải đều các mảnh sắt trên bề mặt nhựa trong suốt, sau đó lặp lại thí nghiệm. Mỗi khi dòng điện trong mạch chạy qua, các mảnh sắt sẽ tự sắp xếp để thể hiện từ trường (magnetic field).
Chú Thích
(Iron filings indicate circular pattern of magnetic field): Mạt sắt vẽ chỉ ra mẫu hình tròn của từ trường
(A switch): Một công tắc
(Dry cell battery): Pin Khô
(Iron filings): Mạt sắt
(Lucite): Nhựa lucite trong suốt
(Heavy copper wire): Dây đồng (nặng) dày
Để chứng minh hướng của từ trường xung quanh dây dẫn mang dòng điện bằng thí nghiệm, ta có thể sử dụng kim la bàn thay vì mạt sắt.
Kim la bàn chính là một thanh nam châm nhỏ sẽ tự căn chỉnh theo các đường sức trong từ trường. Từ thí nghiệm trước, ta biết rằng từ trường có hình tròn. Do đó, kim la bàn luôn được đặt nằm vuông góc với dây dẫn mang dòng điện.
Nếu loại bỏ mạt sắt và đặt kim la bàn trên tấm nhựa lucite cách dây dẫn khoảng 2 inch (tương đương khoảng 5 cm), ta có thể dò theo hướng của từ trường xung quanh dây dẫn. Khi không có dòng điện chạy qua, phần đầu cực Bắc của kim la bàn sẽ chỉ về cực Bắc từ trường của Trái Đất. Khi dòng điện chạy qua dây dẫn, kim la bàn tự căn chỉnh vuông góc với bán kính vẽ từ dây dẫn. Nếu kim la bàn di chuyển quanh dây dẫn, nó luôn giữ góc vuông với nó. Điều này chứng tỏ từ trường xung quanh dây dẫn là hình tròn.
Bằng cách sử dụng quy tắc bàn tay trái, ta có thể kiểm tra hướng của từ trường được kim la bàn chỉ ra. Hướng của các ngón tay quấn quanh dây dẫn sẽ trùng khớp với hướng của cực Bắc của kim la bàn.
Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn bị đảo ngược, kim la bàn sẽ chỉ theo hướng ngược lại, cho thấy rằng hướng của từ trường đã đảo ngược. Việc sử dụng quy tắc bàn tay trái sẽ chứng minh điều này.
Chú Thích
(Magnetic field): Từ trường
(Checking direction of magnetic field, using N S compass and left – hand rule): Kiểm tra hướng của trường từ, sử dụng la bàn NS và quy tắc bàn tay trái
(compass): La bàn
(Current-carrying conductor): Dây dẫn có dòng điện
Từ Trường Xung Quanh Một Cuộn Dây【Magnetic Fields around a Coil】
Từ trường xung quanh một cuộn dây đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nhiều thiết bị điện. Khi dòng điện chạy qua một cuộn dây (coil), nó tạo ra một từ trường, tương tự như một nam châm. Khi một đoạn dây dẫn dài được uốn cong thành một vòng, các đường lực từ trường xung quanh dây dẫn sẽ rời khỏi một bên của vòng và đi vào từ phía bên kia. Như vậy, vòng dây mang dòng điện sẽ có hai cực, một cực Bắc và một cực Nam. Cực Bắc nằm ở phía mà các đường lực từ trường rời khỏi vòng dây, còn cực Nam nằm ở phía mà chúng nhập đi vào vòng dây.
Nếu bạn muốn làm cho từ trường của vòng dây mạnh hơn, bạn có thể tạo dây thành một cuộn dây có nhiều vòng như trong hình. Khi đó, tất cả các trường từ của mỗi vòng dây sẽ kết hợp lại với nhau và tạo thành một từ trường mạnh mẽ bên trong và bên ngoài cuộn dây. Trong khoảng trống giữa các vòng, các đường lực từ trường (lines of force) sẽ đối lập và hủy bỏ lẫn nhau. Cuộn dây này sẽ hoạt động như một nam châm cực mạnh, với cực Bắc nằm ở điểm cuối mà các đường lực từ trường rời khỏi cuộn dây.
Chú Thích
(Magnetic fields around a loop and coil): Từ trường xung quanh vòng dây, và cuộn dây
Quy tắc bàn tay trái cũng áp dụng cho cuộn dây để xác định hướng của từ trường. Khi bạn quấn các ngón tay của bàn tay trái quanh cuộn dây theo hướng dòng điện chảy, thì ngón cái sẽ hướng về phía cực Bắc của cuộn dây.
Thêm nhiều vòng vào cuộn dây mang dòng điện sẽ làm tăng số lượng đường từ (đường sức | lines of force), biến nó thành một nam châm mạnh hơn. Gia tăng dòng điện cũng làm tăng cường từ trường. Nam châm điện mạnh có cuộn dây nhiều vòng và dòng điện lớn tuỳ theo kích thước dây cho phép.
Khi so sánh các cuộn dây sử dụng cùng một lõi hoặc các loại lõi tương tự, ta sử dụng một đơn vị gọi là “ampere-turn” (ampe vòng). Đơn vị này được tính bằng tích của dòng điện (ampere) và số vòng dây.
Chú Thích
(Increasing turns increases field strength): Tăng số vòng, làm cho từ trường mạnh hơn
(Increasing current increases field strength): Tăng dòng điện, làm cho từ trường mạnh hơn
Mặc dù cường độ của trường từ (từ trường) của nam châm điện tăng lên khi sử dụng cả dòng điện lớn và nhiều vòng để tạo thành cuộn dây, nhưng những yếu tố này thường không đủ để tập trung trường từ (từ trường), đến mức đủ để sử dụng trong một thiết bị thực tế. Để tăng mật độ từ trường, người ta đặt một lõi sắt vào bên trong cuộn dây. Bởi vì lõi sắt cung cấp ít sự cản trở hơn cho các đường từ (đường sức | lines of force) so với không khí, nên mật độ từ trường (từ thông) trong lõi sắt tăng lên đáng kể.
Chú Thích
(Adding an iron core greatly increases flux density): Chèn thêm một lõi sắt làm tăng đáng kể mật độ từ thông (từ trường)
Bạn có thể chỉ ra trường từ (từ trường) xung quanh một cuộn dây mang dòng điện bằng cách lấy một đoạn dây và uốn nó thành một cuộn dây được luồn qua một số lỗ trên một miếng nhựa Lucite.
Phần còn lại của mạch (circuit) tương tự như phần hiển thị các trường (từ trường) xung quanh dây dẫn. Khi bạn rắc mạt sắt lên miếng nhựa Lucite và dòng điện chạy qua cuộn dây, chạm vào miếng nhựa Lucite sẽ làm cho mạt sắt sắp xếp song song với các đường sức. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ quan sát thấy rằng các mạt sắt đã tạo thành một dạng từ trường, tương tự giống như từ trường tồn tại xung quanh một thanh nam châm.
Chú Thích
(Plastic sheet): Tấm miếng nhựa
(Wire): Dây dẫn
(Spring Clips): kẹp
(Battery): Pin
(Iron filings demons trating magnetic field pattern around a coil): Mạt sắt cho thấy hình dạng của từ trường xung quanh một cuộn dây
Nếu loại bỏ mạt sắt và đặt một la bàn vào bên trong cuộn dây, kim sẽ thẳng hàng theo trục của cuộn dây, với phần đầu cực Bắc của la bàn chỉ vào phần đầu cực Bắc của cuộn dây. Hãy nhớ rằng các đường sức (lines of force) bên trong một nam châm hoặc cuộn dây chạy từ cực Nam đến cực Bắc. Đầu cực Bắc của cuộn dây có thể được xác định bằng quy tắc bàn tay trái cho cuộn dây. Nếu đặt la bàn bên ngoài cuộn dây và di chuyển từ cực Bắc đến cực Nam, kim la bàn sẽ đi theo hướng của một đường sức khi nó di chuyển từ cực Bắc đến cực Nam. Khi dòng điện qua cuộn dây đảo chiều, thì kim la bàn cũng sẽ đảo chiều theo.
Chú Thích
(Checking direction of magnet field, using compass): Kiểm tra xác định hướng của từ trường bằng cách sử dụng la bàn
Nếu bạn đặt một lõi sắt mềm vào bên trong cuộn dây và kiểm tra từ trường, bạn sẽ thấy từ trường tập trung mạnh mẽ trong lõi sắt, chính xác như bạn đã dự đoán từ nghiên cứu của mình về tác động của sắt lên từ trường.
Nam Châm Điện【Electromagnets】
Nếu lõi sắt được uốn cong thành hình móng ngựa chữ U và có hai cuộn dây, mỗi cuộn dây ở mỗi chân của hình móng ngựa chữ U như được minh họa, các đường từ (đường sức | lines of force) sẽ lan tỏa quanh hình móng ngựa chữ U và xuyên qua khe hở không khí, tạo ra một trường từ rất tập trung. Khe hở không khí (khoảng không không khí) càng ngắn thì mật độ từ (từ thông | flux) giữa các cực càng lớn.
Chú Thích
(A horseshoe core electromagnet): Một nam châm điện có lõi hình móng ngựa
(Fields Aid): Các trường từ hỗ trợ nhau
Để tạo ra một trường từ như vậy, dòng điện trong cuộn dây mắc nối tiếp cần tạo ra hai cực từ trường đối diện nhau ở hai đầu của lõi. Khi đảo ngược một trong hai cuộn dây, hai từ trường sẽ đối kháng nhau, làm mất đi trường từ trong khe hở không khí (khoảng không không khí | air gap).
Chú Thích
(Reversing the fields):Thay đổi hướng của các trường
(Fields oppose): Các trường từ đối kháng nhau
Đồng hồ đo điện (Electric meters) sử dụng nam châm vĩnh cửu dạng móng ngựa. Động cơ điện và máy phát điện cũng dùng loại nam châm điện tương tự. Trong tất cả các ứng dụng này, đều yêu cầu đặt một cuộn dây giữa các cực của nam châm và sử dụng sự tương tác giữa chúng để tận dụng hoặc tạo ra điện.
Chú Thích
(Electromagnet poles): Các đầu cực của nam châm điện
(Poles): Các đầu cực
(Loop): vòng cuộn dây
Tóm Tắt Đánh Giá Lại Về Điện Từ【Review of Electromagnetism】
Trường điện từ (từ trường) (ELECTROMAGNETIC FIELD) – Khi có dòng điện chạy qua dây, nó tạo ra một từ trường có hướng, phụ thuộc vào hướng dòng điện. Để biết hướng của trường từ, ta sử dụng quy tắc bàn tay trái đối với dây dẫn mang dòng điện.
Từ trường của vòng dây hoặc cuộn dây (MAGNETIC FIELD OF A LOOP OR COIL) – Một vòng dây tạo ra một trường từ giống như một nam châm thanh. Nếu thêm nhiều vòng vào và kết nối chúng thành một cuộn dây, sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn. Quy tắc bàn tay trái cho một cuộn dây được sử dụng để xác định cực từ trường của cuộn dây.
Độ mạnh của từ trường (FIELD STRENGTH) – Khi tăng số vòng dây của cuộn dây, từ trường cũng sẽ được tăng cường, và việc tăng dòng điện trong cuộn dây cũng làm tăng cường độ của từ trường. Bạn cũng có thể đặt một lõi sắt vào để tập trung từ trường mạnh hơn (tăng mật độ từ) ở hai đầu của cuộn dây. Ampere-vòng là đơn vị được sử dụng để so sánh cường độ của các trường từ điện. Bạn cũng có thể đặt một lõi sắt vào để tập trung từ trường mạnh hơn (tăng mật độ từ thông) ở hai đầu của cuộn dây. Ampere-vòng (ampere-turn) là đơn vị dùng để so sánh cường độ của trường điện từ (electromagnetic fields).
Nam châm vĩnh cửu và trường điện từ (PERMANENT-MAGNETS and ELECTROMAGNETIC FIELDS) – Trường điện từ (từ trường của điện, từ trường của electron đang chảy) mạnh hơn nhiều so với loại nam châm vĩnh cửu và được sử dụng trong hầu hết các máy móc thiết bị điện thực tế. Khi sử dụng nam châm điện, cường độ (độ mạnh, độ yếu) từ trường có thể thay đổi bằng cách thay đổi lượng dòng điện chạy qua cuộn dây tạo trường (cuộn kích từ | Field coil).